Monday, December 10, 2012

NGƯỜI KHÔN NGOAN NGÀY NAY

(Trích từ BẢN TIN số 7 của LDNG)
Tục ngữ ca dao chúng ta có những câu sau đây về khôn ngoan:
     Khôn cũng chết, dại cũng chết, biết thì sống .
Hoặc
     Khôn ngoan đối đáp người ngoài
     Gà cùng một mẹ chớ hoài đá nhau .
Hoặc
     Khôn từ trong trứng khôn ra
     Dại dẫu đến già cũng dại.
     Trong sách Châm ngôn đoạn 2 & 3 nói nhiều về sự không ngoan. Nói về sự khôn ngoan thì triết gia nổi tiếng Socrates có câu: “I am the wisest man alive, for I know one thing, and that is that I know nothing.” (tạm dịch, “Tôi là người khôn ngoan nhất thế giới, vì tôi biết một điều, và điều đó là tôi không biết gì cả.)


Sunday, December 9, 2012

CHÚA BÌNH AN - Lu-ca 2:10-14

(Trích từ BẢN TIN số 7 của ldng)
Chúng ta ở trong mùa Giáng Sinh, nhiều người đặt câu hỏi: “Tại sao Lễ Giáng Sinh vào ngày 25 tháng 12 mỗi năm?” Theo sử liệu thì đây là ngày mà người La-mã xưa dùng để ăn mừng “Thần Mặt Trời,” đã đem ánh sáng đến cho trần gian. Vào thời đó, đạo của Chúa chưa được chính quyền của đế quốc La-mã công nhận là tôn giáo hợp pháp. Mãi cho đến đầu thế kỷ thứ tư, Cơ Đốc Giáo mới bắt đầu tổ chức ăn mừng Lễ Giáng Sinh của Chúa Giê-su mỗi năm một lần, để nhớ ơn Chúa đã đem ánh sáng và sự sống đến cho nhân loại, và cũng được tổ chức vào ngày 25 tháng 12, cùng ngày với người La-mã ăn mừng “Thần Mặt Trời,” để không bị chính quyền đế quốc La Mã cấm đoán. Đến năm 312, Hoàng Đế La-mã là Constantine Đệ Nhất đã bỏ đa thần giáo và theo Cơ Đốc Giáo, ông ra lệnh hủy bỏ ngày ăn mừng “Thần Mặt Trời,” thay vào đó là ngày ăn mừng sự giáng sinh của  Chúa Giê-su. Vào năm 354, Giáo Hoàng Libêrô công bố ngày 25 tháng 12 là ngày chính thức cử hành Lễ Giáng Sinh của Chúa Giê-su, và truyền thống được duy trì cho đến hôm nay.