Thursday, December 23, 2010

ĐỜI SỐNG CÓ CHÚA Ở CÙNG

Chúng ta đang sống trong những ngày của Mùa Lễ Giáng Sinh. Trong không khí tưng bừng của ngày lễ, chúng ta nhớ đến lời Kinh Thánh trong Phúc Âm Lu-ca về Tin Mừng. Khi thiên sứ xuất hiện với những kẻ chăn chiên ngoài đồng, họ sợ hãi và thiên sứ nói rằng, “Đừng sợ chi; vì nầy, ta báo cho các ngươi một tin lành, sẽ là một sự vui mừng lớn cho muôn dân; ấy là hôm nay tại thành Đa-vít đã sanh cho các ngươi một Đấng Cứu-thế, là Christ, là Chúa.” Đó là Tin Mừng. Tin mừng vì Đức Chúa Trời giáng thế trong thân xác con người để cứu rỗi nhân loại và để mở một kỷ nguyên mới—kỷ nguyên an bình cho những ai tiếp nhận Ngài. Tin Mừng đó được thể hiện trong Chúa Giê-su. Danh Giê-su có nghĩa “Đức Chúa Trời là Đấng Cứu Rỗi.”

GIA ĐÌNH

Gia đình là một cấu trúc xã hội quan trọng nhất trong bất kỳ một xã hội nào trên thế giới. Mỗi gia đình có một nét độc đáo riêng, trong đó vợ chồng mang đến cho nhau những kinh nghiệm và giá trị riêng tư của chính gia đình cha mẹ mình. Tiếc thay, không có một hôn nhân nào được gọi là hoàn hảo, một hôn nhân mà ai ai cũng thường mơ ước, “một hôn nhân như trên thiên đàng.” Tuy nhiên, nếu mỗi người phối ngẫu tuân theo lời dạy trong Kinh Thánh mà làm theo, thì gia đình ấy sẽ đạt được điều hạnh phúc mà Đức Chúa Trời đã hoạch định từ lúc ban đầu cho cuộc sống gia đình.

Wednesday, June 23, 2010

ĐỜI SỐNG HỮU DỤNG

Năm 1921 David Flood được Chúa kêu gọi cùng vợ mình đi làm giáo sĩ ở Châu Phi, một nơi môi trường sống khó khăn, đầy hiểm họa, và người dân không mở lòng tiếp nhận Phúc Âm. Ngay sau đứa con thứ hai chào đời thì vợ ông qua đời. Ông cảm thấy chán nản và nghi ngờ đời sống của mình vì nhiều năm làm việc ở đây chỉ có một em bé trai tin nhận Chúa. Thấy cuộc đời mình không có kết quả, vô dụng, ông cùng đứa con trai lớn trở về Thụy Điển. Đứa con gái còn quá nhỏ ở lại và sau này được một gia đình giáo sĩ người Mỹ đem về nuôi. Người con gái lớn lên và đi tìm lại cha mình. Ông David sống mỗi ngày thê thảm và dùi mình trong men rượu. Cho tới một ngày kia, người con gái tìm được ông và cho ông hay rằng em bé trai ngày xưa tin nhận Chúa lớn lên và đang hướng dẫn hàng ngàn người đến với Chúa.

Tuesday, June 22, 2010

Điều Ta Có

Trong Kinh Thánh, Công-vụ 3:1-8, có thuật lại câu chuyện người què gặp Phi-e-rơ và Giăng trước đền thờ. Người què xin họ cho tiền, nhưng họ nhân danh Chúa chữa bệnh cho người và người què đi đứng lại bình thường.
     Câu chuyện về sự chữa lành một người què xảy ra trong một thời gian ngắn sau khi Đức Thánh Linh giáng lâm trong ngày lễ Ngũ Tuần. Chúa Giê-xu đã hứa ban cho môn đồ quyền năng để họ làm chứng cho Chúa – đầu tiên tại thành Giê-ru-sa-lem. Cùng một quyền năng mà Ngài hứa cho các môn đồ khi xưa, Ngài cũng hứa ban cho chính tôi và quý vị ngày hôm nay để trở thành chứng nhân cho Ngài tại trần gian này! Công-vụ 1:8, “Nhưng các con sẽ nhận lãnh quyền năng khi Đức Thánh Linh đến trên các con, và các con sẽ làm nhân chứng cho Ta tại Giê-ru-sa-lem, cả xứ Giu-đê, xứ Sa-ma-ri, cho đến tận cùng quả đất."


Sunday, June 20, 2010

Nam Giới Đang Làm Gì?

Trong quyển sách A Man’s Guide To The Spiritual Disciplines (tạm dịch “Hướng Dẫn Kỷ Luật Thuộc Linh Cho Nam Giới”) của tác giả Patrick Morley được xuất bản năm 2007 có cho biết kết quả sau những cuộc thăm dò, cứ mỗi 10 người nam trong nhà thờ thì có:
  • 9 người sẽ tận mặt nhìn ít nhất một đứa con mình bỏ nhà thờ.
  • 8 người không có sự thỏa mãn trong công việc.
  • 6 người chỉ trả nợ thẻ nợ với số tiền tối thiểu mỗi tháng.
  • 5 người có nan đề với hình ảnh khỏa thân.
  • 4 người sẽ đi đến ly dị (ảnh hưởng một triệu trẻ em mỗi năm).
  • Chỉ có 1 người có cái nhìn đúng đắn theo Kinh Thánh.
  • Tất cả 10 người vật lộn với việc quân bình giữa việc làm và gia đình. 
Đây là những con số mà quý nam giới phải suy nghĩ và làm những quyết định liên quan đến đời sống riêng tư của mình với Chúa, với hôn nhân và gia đình mình, với nghề nghiệp, và đặc biệt là với công việc Chúa tại Hội Thánh địa phương và công việc Chúa chung. Có lẽ những con số thăm dò trên hơi cao so với người Việt chúng ta, nhưng ít nhiều những con số cho thấy thực trạng của Hội Thánh ở Hoa Kỳ và nam giới trong Hội Thánh. Chúng ta phải thành thật và nhìn nhận rằng nam giới trở nên thụ động trong gia đình và Hội Thánh. Nhiều chương trình, sinh hoạt trong Hội Thánh thiếu vắng nam giới và nếu có sinh hoạt của nam giới thì chương trình hoạt động một cách ì ạch. Tại sao vậy?

Nếu quan sát, chúng ta sẽ khám phá ra một số điều như sau từ nam giới. Thường thường sau khi lập gia đình hơn 10 năm thì nam giới có khuynh hướng sống theo triết lý “an phận.” An phận không phải là không tốt, nhưng triết lý “an phận” khiến nam giới sống thụ động gần như trong mọi lĩnh vực trong đời sống. Trong gia đình, mình làm việc hay không thì việc cũng xong. Trong Hội Thánh, mình tham gia các sinh hoạt hay không thì cũng có người khác tham gia. Mỗi ngày biết chiếc xe còn chạy, về nhà thấy vợ và con, trong nhà còn điện để mở TV, tối ngủ nằm được trên gường là cuộc đời “mãn nguyện.” Nếu nam giới chúng ta sống theo tinh thần an phận và mãn nguyện như thế thì những con số thăm dò trên sẽ áp dụng cho Hội Thánh chúng ta trong một ngày rất gần. Vậy, quý nam giới đang làm gì? Hãy tích cực phát huy vai trò của người nam trong gia đình và sốt sắng phục vụ Chúa.

MS Võ Ngọc Triển